Bật mí 6 nguyên tắc khi thiết kế nhà bếp

Bật mí 6 nguyên tắc khi thiết kế nhà bếp

Bật mí 6 nguyên tắc khi thiết kế nhà bếp

Ngày đăng: 11:08 AM, 06/11/2021
Bật mí 6 nguyên tắc khi thiết kế nhà bếp

Bật mí 6 nguyên tắc khi thiết kế nhà bếp


     Thiết kế nội thất phòng bếp khoa học, hợp lý chính là cách bạn tạo ra cho mình không gian nấu nướng ấm cúng, tiện nghi. Một phòng bếp đẹp đơn giản không chỉ tạo dựng không gian sinh hoạt chung cho cả gia đình mà còn giúp giữ lửa hạnh phúc và lưu lại những khoảnh khắc vui vẻ của các thành viên. Sau đây là 6 nguyên tắc thiết kế phòng bếp hiện đại cao cấp. Bạn có thể tham khảo.

 

 

Nguyên tắc 1 Tam giác bếp

 

     Đây là nguyên tắc được các kiến trúc sư thiết kế không gian phòng bếp đẹp ứng dụng suốt hơn một thế kỷ qua. Tam giác bếp bao gồm: không gian nấu ăn, bồn rửa và tủ lạnh. Tam giác này không nên vượt quá 6m để đảm bảo sự tiện lợi cũng như dễ dàng di chuyển khi nấu ăn, dọn dẹp của người đứng bếp.

 

     Các tam giác được sắp xếp theo hình dáng chữ cái như U, L hoặc song song hay cùng trên một đường thẳng tùy theo cấu trúc của nhà bếp. Nếu dáng chữ U, gia chủ có không gian nấu được đặt một bên, bên còn lại là tủ lạnh và bồn rửa nằm ở giữa.

 

Nguyên tắc 2: Lựa chọn sàn bếp bền bỉ

 

     Trong thiết kế nhà bếp, sàn bếp là yếu tố nhận được sự quan tâm khá nhiều. Sàn bếp có tốt thì việc nấu nướng mới thuận lợi, đồng thời đây cũng là nơi đảm bảo sự sạch sẽ, vệ sinh để bữa ăn thêm thơm ngon, sạch lành.

 

     Trong giai đoạn lựa chọn chất liệu cho mặt sàn bếp, hãy chú ý đến những chất liệu dễ dàng lau chùi kèm theo chất lượng tốt. Ngoài ra, thay đổi sàn bếp cũng là một việc lớn, vì thế hãy chọn những chất liệu chịu được các va, đập. Đừng nên vội vàng lựa chọn những mẫu sàn bếp bóng bẩy, bởi bạn sẽ rất dễ bị trượt chân do chúng khá trơn.

 

 

Nguyên tắc 3 Chọn màu sắc khi thiết kế nội thất nhà bếp

 

     Xu hướng chọn nội thất bếp hiện đại vài năm gần đây, thường hướng đến những tông màu tối bởi sự sang trọng cũng như dễ dàng giữ vệ sinh. Tuy nhiên, nhà bếp màu tối có nhược điểm là dễ tạo cảm giác diện tích bị nhỏ lại, vì thế gia chủ không nên chọn màu này làm màu chủ đạo cho không gian.

 

     Chỉ nên sử dụng màu tối như những nét chấm phá, nổi bật giữa nền màu tươi sáng sẽ tạo hiệu quả cao về mặt thị giác. Cụ thể, những nét “chấm phá” này có thể là các phụ kiện trong bếp hay món đồ đặc biệt. Về màu chủ đạo, nên chọn tông màu tự nhiên, sáng mà vẫn thân thiện, hài hòa.

 

 Nguyên tắc 4 Ốp tường và mặt/kệ bếp đảm bảo tính thực dụng

 

     Trong lĩnh vực thiết kế nội thất nhà bếp ngày nay, đá cẩm thạch (marble) và đá hoa cương (granite) không còn là chất liệu chủ đạo, duy nhất nữa. Các lựa chọn cho kệ/mặt bếp đã được mở rộng hơn, giúp gia chủ có nhiều lựa chọn hợp với túi tiền và đa dạng về mặt thẩm mỹ. Nhưng dù là chất liệu nào thì nguyên tắc hàng đầu khi chọn kệ/mặt bếp là phải đảm bảo chịu đựng được nhiệt độ cao và có độ bền bỉ theo thời gian. Về ốp tường bếp cũng không ngoại lệ. Dù với chất liệu gạch ốp hay giấy dán tường hoặc sơn màu, chủ nhà cần đưa ra tiêu chí: dễ dàng vệ sinh, bảo quản và độ bền cao.

 

 

Nguyên tắc 5 Lưu ý ánh sáng trong nhà bếp

 

     Khi sắp xếp nội thất trong nhà bếp, gia chủ có thể xem xét lắp đèn thả trần trang trí hoặc đèn thông dụng. Kèm theo đó là đèn ở các khu vực nấu ăn như bồn rửa bát và bếp nấu. Gia chủ cũng có thể xem xét lắp công tắc chỉnh độ sáng 'dimmer' để tận dụng ánh sáng tự nhiên ban ngày. Nếu muốn căn bếp trông sáng sủa hơn, chủ nhà nên chọn đèn chất liệu thủy tinh thắp ở khu nấu ăn và tủ bếp.

 

Nguyên tắc 6: Cất giữ dụng cụ gọn gàng

 

     Bày biện càng ít dụng cụ, khu nhà bếp càng gọn gàng hơn. Tổng thể ngôi nhà từ đó cũng được “thơm lây” nhờ nhà bếp luôn sạch sẽ, ngăn nắp. Hãy cất đi những món đồ ít dùng tới, tối giản đồ vật trên kệ bếp để tạo cảm giác thông thoáng hơn.

Chia sẻ:
Tư vấn: 0933458286