Nhà thép tiền chế đang được sử dụng khá phổ biến tại các công trình dân dụng nước ngoài. Tuy nhiên, tại Việt Nam, khái niệm này còn khá xa lạ. Vậy nhà tiền chế là gì? Có những thông tin nào bạn cần nắm được về nhà thép tiền chế? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Nhà thép tiền chế là gì?
Nhà tiền chế (còn có tên gọi khác là nhà thép tiền chế) là loại nhà được làm bằng thép. Loại nhà này được chế tạo và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc và các kỹ thuật đã được chỉ định sẵn.
Quá trình làm ra sản phẩm hoàn chỉnh (có kết hợp các bước kiểm tra và quản lý chất lượng) được trải qua 3 giai đoạn chính: Thiết kế, gia công cấu kiện và lắp dựng tại công trình. Toàn bộ kết cấu thép có thể sản xuất đồng bộ sẵn rồi đưa ra công trường lắp dựng trong thời gian khá ngắn.
Ưu điểm của nhà thép tiền chế
Nhà thép tiền chế đang có xu hướng được sử dụng ngày càng nhiều bởi những ưu điểm như sau:
- Nhà thép tiền chế có cấu tạo đơn giản, sử dụng hoàn toàn chất liệu thép nên sẽ giúp tiết kiệm chi phí đên s35%.
- Tính linh hoạt cao trong vận chuyển, lắp đặt và bảo trì: Nhà máy được xây dựng bởi các thanh sắt, thép ghép lại nên việc di chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung cấp đến nơi sử dụng là rất dễ dàng.
- Có khả năng chịu lực cao và độ tin cậy cao.
- Công nghiệp hóa cao.
- Trọng lượng nhẹ so với các vật liệu khác giúp giảm áp suất.
- Tiết kiệm vật liệu phụ (so với nhà truyền thống).
- Cài đặt đơn giản, nhanh chóng, bất kể điều kiện thời tiết.
- Tận dụng tối đa diện tích, không gian nhà xưởng.
- Đồng bộ cao.
- Dễ mở rộng: Khi nhà máy, nhà xưởng có nhu cầu mở rộng nhà máy hay cải tạo nhà xưởng thì nhà thép tiền chế giúp việc cải tạo, tháo dỡ rất dễ dàng và tiện lợi.
- Chống thấm nước.
Do đó, đây được xem là hệ thống nhà cực kỳ linh hoạt, đáp ứng mọi công năng cần thiết của một công trình. Qua đó, trở thành lý do mà doanh nghiệp nên lựa chọn nhà thép tiền chế để sử dụng làm kho bãi, nhà xưởng hay văn phòng cho thuê…
.
- Những điều cần tránh trong phong thủy nhà vệ sinh (20.10.2021)
- Cách trang trí gầm cầu thang nhà ống ấn tượng, hợp phong thủy (20.10.2021)
- Hướng dẫn cách trang trí phòng khách bằng gỗ siêu đẹp (20.10.2021)
- Xu hướng thiết kế phòng khách tối giản nhờ nội thất (20.10.2021)
- Xu hướng phòng ngủ phong cách Scandinavian hot nhất 2021 (18.10.2021)
- Bí quyết thiết kế nội thất phòng khách nhỏ ấn tượng cho ngôi nhà của bạn (18.10.2021)
- Top 5 xu hướng thiết kế nội thất chủ đạo năm 2021 (18.10.2021)
- 4 Xu hướng sử dụng gạch cho nhà bếp và phòng tắm 2021 (18.10.2021)